Người mắc bệnh tiểu đường,êmlýdongườibệnhtiểuđườngnêntậpthểdụsk nếu mức đường huyết quá thấp sẽ bị run rẩy, chóng mặt, tim đập không đều, đau đầu, thậm chí là ngất. Nếu mức đường huyết quá cao, người bệnh sẽ cảm thấy khát nước, đói và đi tiểu nhiều.
Nếu người bệnh tiểu đường không được điều trị, thì có thể dẫn đến hôn mê, tổn thương các cơ quan như mắt, thận, dây thần kinh, tim, theo kênh Channel News Asia.
Tập thể dục có thể kiểm soát glucose
Theo các chuyên gia, tập thể dục là chìa khóa để quản lý lượng đường trong máu.
Ông Tai Ee Shyong, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: "Những người thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ cải thiện lượng đường trong máu nếu họ giảm từ 7% đến 10% trọng lượng cơ thể".
Bà Cheryl Tan, làm việc tại Bệnh viện Alexandra (Singapore), nói rằng: "Sự co cơ trong khi tập thể dục cho phép các tế bào hấp thụ glucose để tạo năng lượng, bất kể lượng insulin có sẵn hay không".
Bà Chermine Tan, nhà vật lý trị liệu tại Singapore, tiết lộ rằng khi tế bào phản ứng nhanh với insulin, chúng có thể hấp thụ glucose từ máu tốt hơn, khiến lượng đường trong máu thấp hơn.
Glucose được cơ thể sử dụng làm năng lượng cả trong và sau khi tập thể dục. Sau khi tập luyện, cơ bắp sẽ hấp thụ glucose để phục hồi, bổ sung và làm ổn định lượng đường trong máu.
Tập thể dục như thế nào để có hiệu quả?
Theo ông Tai, nhiều người bệnh tiểu đường cũng có thể bị đau khớp, bệnh tim, bệnh thận hoặc thị lực kém. Do đó, họ có thể gặp khó khăn khi tập luyện.
Ngoài ra, những người bệnh tiểu đường cũng thường lớn tuổi và ít vận động. Họ không có thói quen tập thể dục và thậm chí không có động lực để tập.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, người bệnh tiểu đường nên tập thể dục với cường độ vừa phải, ít nhất 150 phút mỗi tuần. Hình thức tập thể dục rất đa dạng, như leo cầu thang, đi bộ... miễn là chúng tác động đến các cơ lớn và làm tăng nhịp tim.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần tuân theo một kế hoạch và lịch trình tập thể dục cụ thể.